Sự khác nhau giữa đầu in phẳng và đầu in nghiêng?

Đầu in phẳng và đầu in nghiêng trong công nghệ in truyền nhiệt dùng trong các loại máy in mã vạch khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau giữa đầu in phẳng và đầu in nghiêng
Sự khác nhau giữa đầu in phẳng và đầu in nghiêng

Chúng ta được biết các loại máy in mã vạch hiện nay có đầu in sử dụng 1 trong 2 loại công nghệ in truyền nhiệt là đầu in phẳng hoặc đầu in nghiêng. Vậy chúng có đặc điểm gì giống và khác nhau? Ưu điểm và nhược điểm của chúng là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Cả hai loại in truyền nhiệt sử dụng đầu in phẳng và sử dụng đầu in nghiêng đều có cùng một quy trình cơ bản. Cả hai đều cần sử dụng tem nhãn (thẻ tag hoặc các loại vật liệu khác) và ruy băng (ribbon), ép chúng vào với nhau và các điểm nhiệt trong đầu in đốt nóng chùng để làm tan chảy mực trên ruy băng in lên nền của tem nhãn để tạo ra hình ảnh.

1. Near-Edge Head

Công nghệ in bằng đầu in nghiêng (Near-Edge) giúp tăng cường các thiết kế cơ bản của in truyền nhiệt để đạt được những mục tiêu sau:

  • Tăng tốc độ in lên nhiều lần.
  • In được trên những chất liệu khác nhau dày hơn.
  • Tiết kiệm tối đa ruy băng.

2. Quá trình truyền nhiệt khi in bằng đầu in phẳng (Flat-Head)

Với máy in sử dụng đầu in phẳng, đầu in được thiết kế nằm ngang trong trong khi in và các bộ phận làm nóng nằm ở giữa đầu in. Mực in được chuyên lên bề mặt tem nhãn khi dải ruy băng đi qua các bộ phận làm nóng. Ruy băng “đã sử dụng” được đưa vào cuộn thu mực bên trong máy in, nhãn (hoặc thẻ) được đưa liên tục ra phía trước máy in từng cái một hoặc liên tục. Sáp mực trên ruy băng nóng chảy được chuyển sang nhãn chỉ cần vài giây để đông đặc mà không bị lem. Độ phân giải hoặc chất lượng in trong quy trình này nằm trong khoảng từ 203 dpi (dots per inch) đến 300dpi hoặc 600 dpi.

  • Đầu in được cố định và nằm ngang với bề mặt được in.
  • Tốc độ in thực tế dao động từ 6 ips đến tối đa 16 ips (inch / giây). Với độ phân giải 600 dpi tốc độ tối đa ở mức 6 ips.
  • In được trên nhiều loại giấy, vật liệu tổng hợp, nhựa vinyl và polypropylen bằng cách sử dụng các loại ruy băng truyền Wax, Wax-Resin hoặc Resin.
In truyền nhiệt bằng đầu in phẳng
In truyền nhiệt bằng đầu in phẳng

3. Quá trình truyền nhiệt khi in bằng đầu in nghiêng

Công nghệ đầu in nghiêng (Near-Edge) giúp tăng tốc độ in lên cao hơn tới 16 ips và một số máy in chuyên dụng thậm chí còn nhanh hơn. Đầu in Near-Edge cũng có thể được gọi là công nghệ in “cạnh góc” hoặc “đầu nổi”. Đầu in Near-Edge được đặt nghiêng với bề mặt, với các bộ phận làm nóng nằm ở rìa đầu in. Điều này cho phép tốc độ nhanh hơn. Tem nhãn (thẻ tag hoặc các chất liệu khác) chỉ tiếp xúc với ruy băng khi nó đi qua bộ phận làm nóng của đầu in, đòi hỏi phải chuyển mực ngay lập tức. Khi so sánh với máy in đầu in phẳng, khoảng cách giữa nơi in hình ảnh và nơi tách rời ruy băng và bộ thu ngắn hơn đáng kể.

Đầu in nghiêng cho phép khoảng cách lớn hơn giữa đầu in và tem nhãn, giúp việc in nghiêng trở thành lựa chọn để in trên các loại vật liệu như thẻ tag dày lên đến 0,22mm. Đầu in nghiêng yêu cầu làm sạch nhiều hơn so với đầu in đầu in phẳng vì ít tiếp xúc với bề mặt hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên vệ sinh sau mỗi cuộn nhãn được in. Đầu in nghiêng thường được dùng trong các ứng dụng bao gồm in nhãn tốc độ cao, in trực tiếp trên băng chuyền hoặc in trên nhựa dày, vải,….

3.1. Ưu điểm của đầu in nghiêng

  • Đầu in được đặt nghiêng
  • Ruy băng và tem nhãn được tách ra ngay sau khi in
  • Có thể in các chất liệu dày – dày tới 0,023mm.
  • Tốc độ rất nhanh có thể lên tới hơn 40 inch mỗi giây, (ips), sử dụng máy in trong các ứng dụng đóng gói linh hoạt tốc độ cao.
  • Máy in sử dụng đầu in nghiêng có tính năng tiết kiệm ruy băng.
  • Chỉ sử dụng Ruy băng Wax/Resin hoặc Resin, màu đen hoặc màu.
In truyền nhiệt bằng đầu in nghiêng

3.2. In truyền nhiệt bằng đầu in nghiêng phải cần đến loại ruy băng đặc biệt hơn

Vì các tính năng ưu việt của đâu in nghiêng nên ruy băng sử dụng cho các máy in loại này cũng phải đặc biệt hơn. Ruy băng Near-Edge phải chứa một lớp giải phóng cho phép mực nhanh chóng thoát ra khỏi ruy băng sau khi tan chảy mà không cần phải đông đặc lại. Các thành phần hóa học trên loại ruy bằng này cũng được tạo phù hợp với công nghệ in nghiêng. Các loại máy in sử dụng đầu in nghiêng thường dùng ruy băng loại Wax/Resin hoặc Resin, nên sử dụng loại ruy băng có mặt mực ở trong hay còn gọi là mực Face-In (Inside Ink). Độ phân giải tối đa khi in đầu in nghiêng là 203 dpi đến 300 dpi.

Near-Edge Printer
Near-Edge Printer

4. Các hãng máy in mã vạch sử dụng đầu in phẳng và đầu in nghiêng

Đầu in phẳng (Flat Head) Đầu in nghiêng (Near-Edge Head)
Zebra Toshiba TEC
Sato Datamax (limited models)
TSC Avery Dennison
Honeywell Sato (limited Models)
Datamax
Intermec)
Citizen
Cab
….

5. Kết luận

Đầu in phằng được sử dụng cho các ứng dụng in mã vạch cơ bản, không đòi hỏi chất lượng quá cao hoặc tốc độ qua nhanh.

Còn đối với các ứng dụng in mã vạch với chất liệu dày hơn, tốc độ cao hơn thì các máy in sử dụng đầu in nghiêng sẽ đáp ứng được.

Các ngành công nghiệp như in trên bao bì thực phẩm và in trên băng chuyền nên sử dụng công nghệ đầu in nghiêng.

Hãy liên hệ với chuyên gia bán hàng của chúng tôi để tìm hiểu thêm để chắc chắn rằng công nghệ đâu in nghiêng có phải là giải pháp mà bạn đang tìm kiếm hay không.

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Barcode Technology & Services!

Hotline: 090 1320 119

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *